FAQ Overview

Đăng nhập hệ thống

Đăng nhập hệ thống

Người dùng cần phải đăng nhập hệ thống để sử dụng. Có thể đăng nhập bằng tài khoản cục bộ Moodle (Tên đăng nhập & Mật khẩu) do quản trị viên cung cấp, hoặc đăng nhập thông qua tài khoản Google Workspace / Microsoft 365.

Lưu ý: chỉ sử dụng 01 cách thức đăng nhập để sử dụng Moodle, do mỗi cách thức đăng nhập khác nhau sẽ có 01 hồ sơ người dùng riêng biệt trong Moodle.

1. Đăng nhập bằng tài khoản cục bộ Moodle

Tài khoản được quản trị viên cung cấp (Tên tài khoản & Mật khẩu)

  • Người dùng được yêu cầu đổi mật khẩu khi đăng nhập lần đầu.
  • Nếu quên mật khẩu thì dùng chức năng Quên mật khẩu trên trang đăng nhập để đặt mật khẩu mới thông qua email của tài khoản.

2. Đăng nhập bằng tài khoản Microsoft 365

Tài khoản Microsoft 365 được nhà trường cung cấp có tên miền là student.hcmus.edu.vn hoặc mso.hcmus.edu.vn.

Khi người dùng nhấp nút Microsoft 365 trên trang đăng nhập Moodle, trình duyệt sẽ truy cập đến trang web đăng nhập của Microsoft.

3. Đăng nhập bằng tài khoản Google Workspace

Tài khoản Google Workspace được nhà trường cung cấp có tên miền là hcmus.edu.vn hoặc *.hcmus.edu.vn

Khi người dùng nhấp nút Google Workspace trên trang đăng nhập Moodle, trình duyệt sẽ truy cập đến trang web đăng nhập của Google.

Sau khi đăng nhập thành công, trang chủ Moodle xuất hiện với danh sách tất cả lớp học đã ghi danh của người dùng.

 

Tác giả: : Admin
Cập nhật lần cuối: 2020-02-27 06:22


Sử dụng Moodle

Truy cập một lớp học

Sinh viên truy cập một lớp học để xem thông tin, theo dõi các sự kiện, tham gia các hoạt động học, trao đổi, thảo luận, liên lạc với giảng viên và các thành viên trong lớp.

  1. Thanh điều hướng (navigation) các mục nội dung lớp học
  2. Các khối (block) cung cấp thông tin lớp học, chức năng hệ thống...
  3. Nội dung lớp học bao gồm các tài nguyên / hoạt động học tập, thông báo, diễn đàn thảo luận...
  4. Thanh trình đơn TopBar truy cập tài khoản người dùng, xem các tin nhắn, các sự kiện lớp học

Một số nội dung cần quan tâm theo dõi trên trang lớp học:

  • Lịch (calendar): lịch hiển thị theo từng tháng, trong đó những ngày có các hoạt động học diễn ra sẽ có biểu tượng nổi bật giúp người dùng thuận tiện theo dõi và truy cập từng hoạt động.

  • Sự kiện sắp diễn ra (upcoming events): danh sách các sự kiện bao gồm hoạt động học tập của lớp học.

  • Tin mới (latest news): liệt kê tất cả thông báo, tin tức, sự kiện của lớp học.

  • Danh sách thành viên lớp học (participants): cung cấp thông tin các giảng viên, truy cập danh sách thành viên của lớp học.

  • Gửi tin nhắn (Quickmail) liên lạc giữa các thành viên lớp học. 

 

Tác giả: : Admin
Cập nhật lần cuối: 2020-02-14 10:57


Nộp tệp tin hoạt động học tập

Trong lớp học có thể có nhiều nội dung học tập là tài nguyên (resource) hoặc hoạt động (activity) được giảng viên tạo ra.

Có nhiều loại hoạt động học tập bao gồm:

Trong đó, hoạt động Bài tập (assignment) được giảng viên dùng để phân công nhiệm vụ học tập và thu thập kết quả. Các nhiệm vụ học tập như bài tập thực hành, báo cáo đồ án... thường yêu cầu người học nộp kết quả dưới dạng một một tệp tin (file).

Người học cần chú ý các thông tin của hoạt động:

  • Thời điểm bắt đầu
  • Thời điểm kết thúc
  • Hướng dẫn nộp kết quả

Một hoạt động Bài tập có thể yêu cầu nộp một hoặc nhiều tệp tin. Thông thường, kết quả bài làm là một tập tin tài liệu tùy theo yêu cầu của giảng viên, nếu là thư mục hoặc có nhiều tập tin thì có thể nén thành 01 tập tin .zip/.rar…

  • Nhấp nút Thêm bài nộp để nộp bài

Trên cửa sổ tải tệp tin cần chú ý những thông tin sau:

  • Kích thước tệp tin: do giảng viên quy định theo từng hoạt động (mặc định hệ thống cho phép tổng dung lượng tối đa 20MB).
  • Số lượng tệp tin: 1 hoặc tối đa 20 tệp tin theo quy định của từng hoạt động.

  • Nhấp nút Lưu những thay đổi

Kiểm tra kết quả nộp bài thành công:

 

Tác giả: : Admin
Cập nhật lần cuối: 2024-03-24 21:16


Liên kết tài khoản Moodle với tài khoản Microsoft 365

Người dùng Moodle có thể kết nối với một tài khoản Microsoft 365. Sau đó chuyển sang đăng nhập hệ thống bằng tài khoản Microsoft 365 và có thể sử dụng các dịch vụ Microsoft 365 ngay trong Moodle. Sau khi chuyển cách thức đăng nhập, mọi thông tin của tài khoản vẫn được giữ nguyên. Thực hiện các bước dưới đây để chuyển đổi.

Đăng nhập tài khoản Moodle hiện tại (username/password):

 Trong khung Microsoft trên trang chủ > nhấp nút Kết nối Microsoft 365:

Trong màn hình Control Panel > nhấp Microsoft 365 connection settings:

Trong màn hình Connection settings > nhấp Start using Microsoft 365 to log in to Moodle:

Ghi chú: người dùng có thể chọn Link your Moodle account to a Microsoft 365 account để liên kết tài khoản, sau đó có thể sử dụng các dịch vụ Microsoft 365 trong Moodle, nhưng không thể đăng nhập Moodle bằng tài khoản Microsoft 365.

Đăng nhập tài khoản Microsoft 365 lần đầu:

Kết nối tài khoản Microsoft 365 thành công:

 Người dùng có thể truy cập các dịch vụ Microsoft 365 trên trang chủ Moodle:

Người dùng đăng nhập Moodle về sau bằng tài khoản Microsoft 365:

Lưu ý: những lần truy cập Moodle về sau sẽ sử dụng cơ chế SSO (single sign-on) giúp giảm số lần yêu cầu đăng nhập tài khoản.

Người dùng cũng có thể ngắt kết nối với tài khoản Microsoft 365, sau đó đăng nhập Moodle bằng tài khoản trước đó (username/password):

Tác giả: : Admin
Cập nhật lần cuối: 2021-12-09 21:39


Giảng dạy trực tuyến

Gửi email lớp học

Bài này đang được hiệu đính, không thể xem.

Tác giả: : Admin
Cập nhật lần cuối: 2020-03-05 11:05


Tạo hoạt động Zoom meeting trong Moodle

Bài này đang được hiệu đính, không thể xem.

Tác giả: : Admin
Cập nhật lần cuối: 2020-03-19 08:39


Nhúng file Video từ Google Drive lên Moodle

Bài này đang được hiệu đính, không thể xem.

Tác giả: : Văn Chí Nam
Cập nhật lần cuối: 2020-03-16 17:57


Cách cấu hình các chức năng trong Zoom

Trong file hướng dẫn có các chức năng liên quan đến cấu hình tài khoản, các buổi meeting, các chức năng cơ bản khi dùng Zoom

Tác giả: : Lâm Quang Vũ
Cập nhật lần cuối: 2020-03-18 21:46


Cách chia phòng họp trong Zoom

Các chức năng liên quan đến việc chia phòng họp trong Zoom.

Tác giả: : Lâm Quang Vũ
Cập nhật lần cuối: 2020-03-18 21:47


A Guide to Create/ Start a Zoom Online Lesson

Bài này đang được hiệu đính, không thể xem.

Tác giả: : Admin
Cập nhật lần cuối: 2020-03-21 13:21


Tạo meeting trong Zoom và thông báo trên Moodle

Tạo meeting trong Zoom:

Mở chương trình Zoom trong máy tính:

Hoặc truy cập website: zoom.us/signin

Đăng nhập Zoom bằng Email dùng trong tài khoản Moodle.

Trong cửa sổ chương trình Zoom hoặc website zoom.us > Tạo meeting:  

Chép liên kết meeting, hoặc Meeting ID + Password:

Thông báo trên trang lớp học Moodle:

Tạo một thông báo trong mục Announcements:

Kết quả tạo thông báo:

Ghi chúThông báo trong trang lớp học Moodle được tự động gửi đến email của toàn bộ thành viên lớp học.

Tác giả: : Admin
Cập nhật lần cuối: 2020-04-19 10:53


Nhúng file video/audio từ Google Drive vào Moodle

Có thể liên kết tập tin video/audio từ các nguồn như Youtube, Google Drive, Dropbox... vào Moodle để xem trực tiếp trong trang lớp học.

Sử dụng tài nguyên Page của Moodle để liên kết đến tập tin video/audio, bằng cách chép mã nhúng (embed code) của tập tin vào Page.

Nội dung sau trình bày các bước nhúng file video/audio từ Google Drive vào Moodle.

1. Chia sẻ quyền xem file trong Google Drive

2.  Chép mã nhúng của file đã chia sẻ

Nhấp đúp để mở file video/audio > nhấp vào biểu tượng Actions > chọn Mở trong cửa sổ mới:

Nhấp vào biểu tượng Actions > chọn Nhúng mục:

Trong cửa sổ bật lên > chọn và sao chép toàn bộ đoạn mã HTML:

Đoạn mã HTML trên sẽ được đưa vào trang web trên Moodle để hiển thị file video/audio.

3. Nhúng file video/audio vào trang web lớp học Moodle 

Bật chế độ sửa lớp học > nhấp nút Add an activity or resource:

Thêm tài nguyên Page để hiển thị video/audio:

Trong vùng Content > nhấp nút HTML chuyển sang chế độ hiển thị mã HTML và xóa toàn bộ mã hiện có:

Dán đoạn mã nhúng của file video/audio đã chia sẻ trong Google Drive:

Nhấp nút HTML chuyển chế độ hiển thị:

Thiết lập các tùy chọn khác cho tài nguyên Page và lưu lại:

Thành viên lớp học xem video trực tiếp trong trang Moodle:

 

Tác giả: : Admin
Cập nhật lần cuối: 2021-07-13 19:41


Hoạt động trực tuyến Google Meet trong lớp học Moodle

Hoạt động Google Meet hỗ trợ Teacher tạo phòng học trực tuyến ngay trong trang lớp học. Teacher cần đăng nhập tài khoản Google Workspace lần đầu (nếu trong cửa sổ trình duyệt chưa đăng nhập tài khoản Google). Người học tham gia hoạt động trực tuyến cũng cần đăng nhập tài khoản Google.

Khi mở phòng học trực tuyến, nếu Teacher bật Recording thì dữ liệu video sẽ được lưu trực tiếp lên Google Drive. Người học có thể xem các video bài giảng của phòng học trực tuyến này từ trong trang lớp học Moodle.

 

CÁC BƯỚC TẠO HOẠT ĐỘNG

Thêm hoạt động Google Meet trong lớp học:

Nhập tên, mô tả, thời gian cho phòng học trực tuyến:

Có thể tạo phòng học trực tuyến để sử dụng lặp lại:

Tạo link Google Meet cho phòng học trực tuyến:

Teacher cần đăng nhập Google Workspace lần đầu (nếu trong cửa sổ trình duyệt chưa đăng nhập tài khoản Google):

Kết quả tạo link Google Meet:

Hoàn tất và lưu hoạt động mới:

 

SỬ DỤNG HOẠT ĐỘNG GOOGLE MEET

Teacher truy cập hoạt động Google Meet trong trang lớp học > Nhấp nút Enter the room mở phòng học trực tuyến:

Google Meet được mở trong thẻ mới của cửa sổ trình duyệt:

Trước khi vào meeting, Teacher có thể thiết lập tùy chọn âm thanh, video, hình nền…

Cửa sổ meeting:

Người học tham gia meeting và được Teacher chấp nhận:

Nếu Teacher bật chế độ Recording, dữ liệu video sẽ tự động được lưu lên Drive: 

LƯU Ý:

  • Sau khi kết thúc meeting cần một khoảng thời gian để Google kết xuất video (tự động) và gửi email thông báo đến Teacher.
  • Tất cả meeting videos của các hoạt động Google Meet được lưu chung trong thư mục Meet Recordings trên Google Drive.
  • Hệ thống sẽ phân biệt videos của từng hoạt động Google Meet trong các lớp học Moodle, thông qua mã phòng học trực tuyến. 

Teacher quản lý videos của phòng học trực tuyến trong lớp học Moodle:

  • Nhấp nút Sync with Google Drive sẽ đồng bộ videos của riêng phòng học trực tuyến này.
  • Các tệp tin video của hoạt động này sẽ được tự động “chia sẻ” trên Drive và liệt kê ở đây để người học có thể xem.  

Người học truy cập hoạt động Google Meet trong lớp học và xem các video được Teacher cho phép của phòng học trực tuyến này:

 

Tác giả: : Admin
Cập nhật lần cuối: 2022-01-10 10:48


Học tập trực tuyến

Cài đặt công cụ Zoom

Tải phần mềm Zoom tại: https://zoom.us/support/download

Cài đặt phần mềm Zoom:

Mở chương trình Zoom:

Bạn đã sẵn sàng tham gia các hoạt động học tập trực tuyến. Hãy truy cập Moodle, trong trang môn học của bạn sẽ có những hoạt động học trực tuyến được GV đưa ra.

Tác giả: : Admin
Cập nhật lần cuối: 2020-03-10 22:45


Theo dõi các hoạt động trực tuyến của lớp học

Bài này đang được hiệu đính, không thể xem.

Tác giả: : Admin
Cập nhật lần cuối: 2020-03-11 14:37


Tham gia một hoạt động trực tuyến

Bài này đang được hiệu đính, không thể xem.

Tác giả: : Admin
Cập nhật lần cuối: 2020-03-11 14:50


Biên soạn nội dung lớp học

Truy cập trang môn học của Giảng viên

Sau khi người dùng đăng nhập, trên trang chủ sẽ hiển thị danh sách lớp tham gia:

Giảng viên có thể truy cập một lớp học và thực hiện các thao tác quản trị trang lớp học, tạo các tài nguyên và hoạt động học tập...

Một số thành phần trong cửa sổ trang chủ sau khi đăng nhập:

  • Khung điều hướng (Navigation pane) tại cột trái: chứa các liên kết thông tin của tài khoản, có thể ẩn khung này bằng nút lệnh tại góc trên-trái của thanh điều hướng, để mở rộng vùng hiển thị nội dung.
  • Hộp tìm kiếm lớp học (Search courses): 
    • Tìm theo tên môn học, ví dụ: nhập môn lập trình
    • Tìm theo mã môn học, ví dụ: csc10001
    • Tìm theo mã lớp học, ví dụ: 18CLC1
  • Các biểu tượng thông báo (Notifications) và tin nhắn mới (Messages) tại bên phải trên thanh điều hướng.
  • Trình đơn lệnh quản trị tài khoản Moodle tại góc trên-phải của thanh điều hướng (Navigation bar).
  • ...

Người dùng có thể tham khảo thêm thông tin hướng dẫn thực hiện một số thao tác quản trị trang lớp học trên website Moodle FAQs: https://courses.fit.hcmus.edu.vn/faq/index.php?action=show&cat=4

Tác giả: : Admin
Cập nhật lần cuối: 2020-02-27 13:46


Giao diện một trang môn học mới

Bài này đang được hiệu đính, không thể xem.

Tác giả: : Admin
Cập nhật lần cuối: 2020-02-15 05:28


Tạo nội dung trang môn học

Truy cập trang môn học của lớp > nhấp nút danh sách thao tác Actions > nhấp chọn Bật chế độ chỉnh sửa (Turn editing on):

Trang môn học ban đầu có những thành phần như sau:

  • Cột trái - khung điều hướng (Navigation pane): gồm các liên kết thông tin của tài khoản.
  • Cột phải: gồm một số khối (Block) hiển thị thông tin hay các chức năng như Trình đơn chính (Main menu), Lịch (Calendar), Các sự kiện mới (Upcoming events), Quickmail...
  • Vùng nội dung: GV có thể trình bày nội dung môn học bằng cách tạo các tài nguyên (Resource), hoạt động (Activity) học tập, các diễn đàn, thông báo… xuyên suốt khóa học.

Vùng nội dung có một số chủ đề (Topic) được tạo tự động, GV có thể thêm/xóa chủ đề:

  • Xóa 1 chủ đề: Nhấp nút trình đơn Chỉnh sửa (Edit) của chủ đề > nhấp chọn Delete topic.

  • Thêm một/nhiều chủ đề mới: Nhấp nút Add topics tại cuối vùng nội dung > nhập số lượng chủ đề cần thêm > nhấp nút Add topics.

Sửa tên chủ đề: Nhấp chọn biểu tượng Edit topic name bên cạnh tên chủ đề > nhập tên chủ đề.

Tác giả: : Admin
Cập nhật lần cuối: 2020-03-14 16:48


Hiệu chỉnh thông tin môn học và các chủ đề nội dung

Bài này đang được hiệu đính, không thể xem.

Tác giả: : Admin
Cập nhật lần cuối: 2020-02-15 05:55


Sửa các thiết lập lớp học

Bài này đang được hiệu đính, không thể xem.

Tác giả: : Admin
Cập nhật lần cuối: 2020-02-15 06:16


Tạo tài nguyên học tập

Giảng viên có thể tạo các tài nguyên cho lớp học bao gồm:

  • Sách (book)
  • Tập tin (file)
  • Thư mục (folder)
  • Mô-đun quản lý các nhóm thành viên của lớp
    (group members)
  • Nhãn hiển thị văn bản (label)
  • Trang web riêng (page)
  • Địa chỉ liên kết web ngoài URL

Trong trang môn học của lớp > Bật chế độ chỉnh sửa (Turn editing on) > nhấp liên kết Thêm hoạt động hoặc tài nguyên (Add an activity or resource) trong chủ đề:

Trong cửa sổ Thêm hoạt động hoặc tài nguyên > chọn tài nguyên > nhấp nút Thêm (Add):

Biên soạn tài nguyên được thêm mới: ví dụ thêm Thư mục (Folder) để chứa các tập tin tài liệu môn học.

Trong cửa sổ Biên soạn thư mục (Editing Folder) > nhập Tên thư mục (Name) > nhập Mô tả thư mục (Description): 

Tiếp tục, có thể tạo cây thư mục và tải các tập tin tài liệu:

  • Tạo các thư mục con: Nhấp nút Tạo thư mục (Create Folder) > nhập Tên thư mục mới (New folder name)> nhấp nút Tạo thư mục (Create folder)

  • Tải các tập tin tài liệu: Kéo các tập tin vào vùng Tập tin (Files).

Cuối cùng, nhấp nút Lưu (Save...) tại cuối trang.

Kết quả tạo tài nguyên Thư mục (Folder) cho lớp học:

 

Tác giả: : Admin
Cập nhật lần cuối: 2020-02-15 06:21


Tạo hoạt động học tập

Giảng viên có thể tạo các hoạt động cho lớp học bao gồm:

  • Giao bài tập (assignment)
  • Bảng từ, chú giải, thuật ngữ sử dụng trong môn học (glossary)
  • Câu hỏi thăm dò (choice)
  • Khảo sát (survey)
  • Diễn đàn thảo luận (forum)
  • Bài trắc nghiệm (quiz)
  • Phản hồi (feedback)
  • Nhắn tin trực tuyến (chat)
  • Học tập trực tuyến (zoom meeting)

Trong trang môn học của lớp > Bật chế độ chỉnh sửa (Turn editing on) > nhấp liên kết Thêm hoạt động hoặc tài nguyên (Add an activity or resource) trong chủ đề:

Trong cửa sổ Thêm hoạt động hoặc tài nguyên > chọn hoạt động > nhấp nút Thêm (Add):

 

Biên soạn hoạt động được thêm mới: ví dụ hoạt động Assignment để thu thập bài tập, đồ án, báo cáo...

Tiếp tục thiết lập các tính chất cho hoạt động:

Một số tính chất chủ yếu:

  • Thời điểm cho phép bắt đầu nộp bài (Allow submission from).
  • Hạn chót nộp bài (Due date): là deadline của hoạt động, những bài nộp sau thời điểm này sẽ bị đánh dấu nộp trễ. 
  • Cut-off date: không chấp nhận bài nộp trễ sau thời điểm này.

Cuối cùng, nhấp nút Lưu (Save...) tại cuối trang.

Kết quả tạo hoạt động Assignment:

 

Tác giả: : Admin
Cập nhật lần cuối: 2020-02-15 06:24


Thêm các khối hiển thị thông tin

Trong trang môn học luôn có một số khối hiển thị (block) tại cột phải của trang như Trình đơn chính (Main menu), Quickmail, các sự kiện (Upcoming events)...

Giảng viên có thể thêm các khối hiển thị thông tin:

Nhấp nút trình đơn thao tác Actions > nhấp chọn Bật chế độ chỉnh sửa (Turn editing on):

Tại cột trái của trang > nhấp chọn Thêm khối (Add a block):

Trên cửa sổ Thêm khối (Add a block) > duyệt tìm và nhấp chọn khối:

Khối được thêm sẽ xuất hiện tại cột phải của trang:

Sau khi thêm, có thể sửa thiết lập khối như thay đổi vị trí, ẩn, xóa khối…

Nhấp nút trình đơn thao tác Actions tại góc trên-phải của khối > nhấp chọn thao tác và thực hiện các thiết lập cho khối:

Đặc biệt, khối HTML có thể hiển thị nhiều loại nội dung như văn bản, hình ảnh, video, liên kết, mã nhúng (embedded code) và widgets.

Tác giả: : Admin
Cập nhật lần cuối: 2020-02-15 06:29


Giao bài tập, báo cáo, đồ án...

Teacher có thể sử dụng hoạt động Assignment để giao bài tập, báo cáo, đồ án... cho người học và thu thập kết quả dưới dạng tệp tin. Dưới đây là tóm lược các bước tạo một hoạt động Assignment trong lớp học.

Bật chế độ chỉnh sửa lớp học (Turn editing on):

Nhấp nút Thêm hoạt động hoặc tài nguyên (Add an activity or resource):

Nhấp chọn Assignment > nhấp nút Add:

Nhập tên và mô tả hoạt động, có thể đính kèm tệp tin tài liệu:

Thiết lập thời gian cho hoạt động:

  • Allow submissions from: Thời điểm cho phép bắt đầu nộp bài.
  • Due date: Thời điểm kết thúc nộp bài, những bài được nộp sau thời điểm này sẽ bị đánh dấu "nộp trễ".
  • Cut-off date: Thời điểm kết thúc hoạt động - người học không thể nộp bài sau thời điểm này.
  • Remind me to grade by: Thời điểm nhắc Teacher chấm bài.

Thiết lập các tính chất của tệp tin nộp:

  • Số lượng tệp tin mà người học có thể tải lên, mặc định số tệp tin tối đa là 20, Teacher tùy chọn số lượng theo nhu cầu của hoạt động học tập.
  • Dung lượng tối đa của tất cả các tệp tin nộp, mặc định là 50MB.
  • Kiểu tệp tin nộp được chấp nhận, phân cách bằng dấu phẩy, ví dụ: .docx, .pdf, .xlsx, .jpeg, .mp4...

Thiết lập các tính chất khác và hoàn tất tạo hoạt động:

 Thu thập kết quả hoạt động:

Nhấp nút View all submissions:

Teacher có thể tải về file nén .zip chứa toàn bộ bài nộp

Tác giả: : Admin
Cập nhật lần cuối: 2020-02-15 06:35


Duyệt kết quả hoạt động giao bài

Bài này đang được hiệu đính, không thể xem.

Tác giả: : Admin
Cập nhật lần cuối: 2020-02-15 06:39


Sao chép nội dung lớp học

Teacher có thể sao chép nội dung từ các lớp học khác cho lớp học hiện tại bằng chức năng Import. Các bước thực hiện như sau:

Nhấp nút trình đơn Actions > Import:

Chọn một lớp học nguồn chứa nội dung cần sao chép:

Hệ thống hiển thị danh sách bao gồm tất cả lớp học mà Teacher giảng dạy.

Chọn một lớp học và nhấp nút Continue.

Tiếp theo Teacher tùy chọn những loại thông tin cần sao chép:

Có thể sao chép hầu hết nội dung từ lớp học nguồn, bao gồm các hoạt động như Quiz, Assignment... các tài nguyên như File, Question Bank...

Nhấp nút Next tại cuối trang.

Tùy chọn các tài nguyên và hoạt động học tập cần sao chép:

Nhấp nút Next tại cuối trang.

Xem và xác nhận những thông tin sẽ sao chép:

Nhấp nút Perform Import tại cuối trang.

Hệ thống thực hiện sao chép nội dung và thông báo kết quả:

Nhấp nút Continue quay về trang lớp học.

Lớp học sau khi được sao chép nội dung thành công:

Tác giả: : Admin
Cập nhật lần cuối: 2022-10-11 18:31


Quản trị thành viên lớp học

Thêm danh sách thành viên vào lớp học

Giảng viên lý thuyết, thực hành hay trợ giảng có thể thêm các thành viên (sinh viên) vào danh sách lớp học bằng chức năng User Bulk Enrolment, dựa trên email của các thành viên.

Trong trang môn học > nhấp nút trình đơn Actions > nhấp chọn More...

Trên trang Quản trị lớp học (Course administration) > chọn thẻ Users > nhấp chọn User bulk enrolment.

Trên trang User bulk enrolment > nhập danh sách email của các thành viên > nhấp nút Enrol
Ghi chú: có thể sao chép danh sách email vào cửa sổ, mỗi email trên 1 dòng.

Kiểm tra danh sách thành viên sẽ được thêm vào lớp học trước khi thực hiện > nhấp nút Enrol users phía dưới.

Màn hình danh sách thành viên được thêm (enrol) vào lớp học thành công:

Tác giả: : Admin
Cập nhật lần cuối: 2020-03-05 10:57


Tải danh sách thành viên lớp học

Trong trang môn học > nhấp chọn Danh sách thành viên (Participants) trong cột trái:

Đến cuối trang > nhấp chọn Select all # users

Nhấp hộp chọn tại cuối trang > nhấp chọn Microsoft Excel (hoặc loại tập tin khác)

Tác giả: : Admin
Cập nhật lần cuối: 2020-03-18 17:18


Mã ghi danh thành viên lớp học

Vào đầu học kỳ, sinh viên được ghi danh vào lớp học theo danh sách đăng ký học phần tương ứng.

Giảng viên có thể cho phép sinh viên tự ghi danh vào lớp học (self-enrolment) bằng cách cung cấp cho người dùng mã ghi danh (enrolment key). Giảng viên có thể xem và sửa mã ghi danh của lớp học.

Vào trang quản trị thành viên lớp học (Participants):

Nhấp nút trình đơn Actions > nhấp chọn Self enrolment (Student):

Tại mục Enrolment key > nhấp biểu tượng Reveal để hiện mã ghi danh:

Có thể sửa mã ghi danh > nhấp nút Save changes tại cuối trang.

Nếu lớp học không có phương thức Self-enrolment, sinh viên không thể tự ghi danh vào lớp học bằng Enrolment-key. Giảng viên có thể quản lý các phương thức ghi danh của lớp học.

Trong trang quản trị thành viên (Participants) > nhấp nút trình đơn Actions > nhấp chọn Enrolment methods:

Trong trang quản trị phương thức ghi danh (Enrolment methods) > thêm Self enrolment:

Nhập mã ghi danh (bắt buộc) > có thể điều chỉnh các tính chất khác của phương thức ghi danh Self enrolment > nhấp nút Add method tại cuối trang:

Kết quả thêm phương thức ghi danh Self enrolment:

Tác giả: : Admin
Cập nhật lần cuối: 2020-06-04 11:32


Kiểm tra trực tuyến

Hoạt động Quiz tích hợp webcam

Moodle Proctoring là tính năng hỗ trợ triển khai bài thi trực tuyến từ xa có giám sát bằng camera dựa trên hoạt động Quiz.

Khi người học truy cập bài thi trong trang lớp học, hệ thống sẽ yêu cầu xác nhận tham gia hoạt động có giám sát qua camera trước khi làm bài thi:

Trong thời gian người học thực hiện bài thi, hệ thống liên tục tự động chụp hình:

Sau khi bài thi kết thúc, Teacher có thể duyệt danh sách người học đã tham gia hoạt động Quiz:

Teacher có thể xem toàn bộ hình ảnh của từng người học do camera chụp lại trong quá trình làm bài thi:

 

CÁC BƯỚC TẠO BÀI THI CÓ GIÁM SÁT QUA CAMERA

1. Bật chế độ chỉnh sửa lớp học và thêm hoạt động Quiz

2. Nhập tên và mô tả hoạt động Quiz

3. Tùy chọn các tính chất của hoạt động Quiz

4. Nhấp nút Save tại cuối trang để hoàn tất tạo hoạt động Quiz.

 

CÁC TÍNH CHẤT KHÁC CỦA HOẠT ĐỘNG QUIZ (tùy chọn)

Grade: quy định thực hiện Quiz và cách thức xác định kết quả

Layout: phân trang câu hỏi và cách thức di chuyển giữa các câu hỏi

Question behavior: trộn các câu hỏi và các lựa chọn đáp án của mỗi câu hỏi, cách thức tương tác câu hỏi

 

Review options: các tùy chọn tương tác với người thực hiện Quiz

Appearance: tùy chọn các thành phần hiển thị trong của sổ Quiz

Safe Exam Browser: có thể yêu cầu sử dụng trình duyệt an toàn [THAM KHẢO]

Overall feedback: tương tác với người thực hiện Quiz

Tham khảo chi tiết: Quiz Settings

 

TẠO CÂU HỎI CHO HOẠT ĐỘNG QUIZ

Trong cửa sổ hoạt động Quiz > nhấp nút Edit quiz để biên soạn câu hỏi:

Teacher có thể lần lượt tạo câu hỏi cho Quiz hoặc nhập danh sách câu hỏi từ Question bank của lớp học. [THAM KHẢO]

 

GHI CHÚ

Teacher có thể trải nghiệm làm bài thi trong vai trò người học:

Giao diện hoạt động Quiz của người học:

Teacher xem dữ liệu hoạt động Quiz đã diễn ra:

Teacher xem kết quả làm bài thi và tải về tệp tin bảng điểm:

Tham khảo chi tiết: Quiz Reports

 

Tác giả: : Admin
Cập nhật lần cuối: 2021-07-11 16:30


Nhập câu hỏi trắc nghiệm từ tệp tin Word

Ngân hàng câu hỏi (Question bank) của một lớp học chứa các câu hỏi trắc nghiệm đã được tạo, có thể phân thành những danh mục câu hỏi (category) khác nhau. Người dùng có thể lần lượt tạo câu hỏi mới cho Question bank, hoặc nhập danh sách câu hỏi từ file Word.

Người dùng tạo một hoạt động Quiz, sau đó có thể lần lượt tạo câu hỏi mới, hoặc thêm những câu hỏi trong Question bank vào Quiz. 

Nội dung dưới đây trình bày tóm lược các bước nhập danh sách câu hỏi từ một file Word vào Question bank của lớp học, sau đó tạo một hoạt động Quiz và thêm các câu hỏi từ Question bank.

A. TẠO TỆP TIN WORD CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Tệp tin Word mẫu là một file đặc biệt, có các thuộc tính riêng dùng để nhập/xuất câu hỏi cho Question bank của lớp học Moodle.

Nội dung file bao gồm:

  • Dòng đầu chứa tên danh mục câu hỏi sẽ tạo trong Question bank.
  • Tiếp theo, mỗi câu hỏi được trình bày như sau:
    • Một dòng chứa tên câu hỏi (question name).
    • Một bảng gồm các thành phần của câu hỏi.

Xem thêm trong tệp tin Word mẫu đính kèm tại cuối trang - Template Questions.docx

 

B. NHẬP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TỪ FILE WORD VÀO QUESTION BANK

Trong trang lớp học > nhấp nút trình đơn Actions > chọn More...

Trong trang Course administration > chọn Import:

Trong thẻ Import > chọn Microsoft Word 2010 table format:

Đưa file Word câu hỏi trắc nghiệm vào khung Import > nhấp nút Import:

Câu hỏi trắc nghiệm được nhập thành công:

Danh mục câu hỏi trong Question bank:

 

C. TẠO HOẠT ĐỘNG QUIZ

1. Thêm hoạt động mới

Trong trang lớp học > bật chế độ chỉnh sửa và thêm hoạt động:

Nhập các thuộc tính Quiz bắt buộc: Name, Time limit > nhấp nút Save and Display:

 Các thuộc tính tùy chọn của Quiz sẽ được Ghi chú ở phần sau

Hoạt động Quiz được tạo:

2. Thêm câu hỏi cho hoạt động Quiz

Trong màn hình Quiz > nhấp nút Edit quiz để biên soạn câu hỏi:

Nhấp nút Add > from question bank

Chọn danh mục câu hỏi:

Chọn và thêm các câu hỏi vào Quiz: 

Thiết lập các tính chất và trình bày câu hỏi Quiz:

  • Điểm của các câu hỏi và Điểm tối đa phải trùng khớp.
  • Bật Shuffle để tự động trộn các câu hỏi và các lựa chọn trả lời của từng câu hỏi mỗi khi người dùng thực hiện Quiz.
  • Phân trang câu hỏi trên màn hình Quiz, chèn ngắt trang tại các vị trí tùy chọn.

Có thể xem trước/xóa từng câu hỏi, cuối cùng nhấp nút Save. 

Teacher có thể chỉnh sửa, thiết lập các thuộc tính cần thiết cho một hoạt động Quiz:

 

GHI CHÚ: CÁC TÍNH CHẤT TÙY CHỌN CỦA HOẠT ĐỘNG QUIZ

Grade: quy định thực hiện Quiz và cách thức xác định kết quả.

Layout: phân trang câu hỏi và cách thức di chuyển giữa các câu hỏi.

Question behavior: trộn các câu hỏi và các lựa chọn đáp án của mỗi câu hỏi, cách thức tương tác câu hỏi.

 

Review options: các tùy chọn tương tác với người thực hiện Quiz.

Appearance: tùy chọn các thành phần hiển thị trong của sổ Quiz.

Safe Exam Browser: có thể sử dụng trình duyệt an toàn cho Quiz. [THAM KHẢO]

Extra restrictions on attempts: Các tính chất bảo mật cho Quiz.

  • Có thể sử dụng chức năng giám sát qua camera. [THAM KHẢO]

Overall feedback: tương tác với người thực hiện Quiz.

Tham khảo chi tiết: Quiz Settings

Tham khảo chi tiết: Quiz Reports

Tác giả: : Admin
Cập nhật lần cuối: 2021-08-21 22:16


Bài thi tự luận với hoạt động Assignment

Hoạt động Assignment thường được sử dụng để giao bài tập, báo cáo, đồ án... người học thực hiện yêu cầu của hoạt động và nộp kết quả dưới dạng tệp tin (và/hoặc có thể nhập văn bản trực tiếp trong cửa sổ soạn thảo của Moodle).

Khi tạo hoạt động, Teacher có thể nhập mô tả hoạt động; đính kèm tệp tin yêu cầu; xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc hoạt động; xác định thời điểm nộp bài...

Student truy cập hoạt động trong trang lớp học:

Student nhấp nút Add submission để làm bài

Giao diện làm bài:

  • Nhập nội dung trong cửa sổ soạn thảo văn bản (nếu được Teacher thiết lập)
  • Đính kèm tệp tin theo yêu cầu

Dưới đây là tóm lược các bước tạo hoạt động trong lớp học.

Turn editing on > Add an activity or resource > Chọn hoạt động Assignment:

Nhập tên và mô tả hoạt động:

 

Đính kèm tệp tin:

  • Có thể sử dụng loại tệp tin hỗ trợ đặt mật khẩu để bảo mật thông tin.

 

Xác định thời gian nộp kết quả:

  • Allow submissions from: thời điểm bắt đầu cho phép nộp bài.
  • Due date: thời điểm kết thúc nộp bài, những bài nộp sau thời điểm này sẽ bị đánh dấu "nộp trễ".
  • Cut-off date: thời điểm kết thúc hoạt động (không thể nộp bài sau thời điểm này).

 

Thiết lập các tính chất của bài nộp:

  • Bài nộp dạng văn bản hoặc tệp tin, hay cả hai loại.
  • Số lượng tệp tin có thể tải lên, mặc định số tệp tin tối đa là 20.
  • Dung lượng tối đa của tất cả các tệp tin nộp, mặc định là 20MB.
  • Kiểu tệp tin nộp cho phép, phân cách bằng dấu phẩy, ví dụ: .docx, .pdf, .xlsx, .jpeg, .mp4...

 

Các yêu cầu đối với người học khi thực hiện nộp bài:

 

Thiết lập hiển thị hoạt động trong trang lớp học:

  • Teacher có thể ẩn hoạt động trong trang lớp học, khi cần thiết thì cho xuất hiện. 

 

Thiết lập giới hạn thời gian của hoạt động đối với người học:

 

  • Chọn Date:

 

  • Xác lập thời điểm cho phép truy cập:

 

Ghi chú:

  • Student có thể truy cập và xem mô tả của hoạt động trong trang lớp học, nhưng không thể xem tệp tin đính kèm trước thời điểm cho phép.
  • Teacher có thể thiết lập thêm những điều kiện khác để giới hạn truy cập hoạt động đối với người học.

Hoạt động được giới hạn truy cập

 

Hoạt động cho phép thực hiện

 

Thu thập kết quả hoạt động:

 

Nhấp nút View all submissions:

 

Teacher có thể tải về file nén .zip chứa toàn bộ bài nộp

Tác giả: : Admin
Cập nhật lần cuối: 2021-12-17 18:18


Bài thi tự luận với hoạt động Quiz

Hoạt động Quiz của Moodle hỗ trợ Teacher tổ chức các bài thi trực tuyến với nhiều dạng câu hỏi như Multiple choice, True/False, Matching, Essay... Trong đó dạng câu hỏi Essay có thể được sử dụng cho bài thi tự luận trực tuyến như sau.

Turn editing on > Add an activity or resource > Quiz:

Nhập tên và mô tả hoạt động:

Thiết lập thời gian bài thi và cách thức nộp bài:

Số lần cho phép thực hiện bài thi:

Có thể yêu cầu sử dụng trình duyệt an toàn [tham khảo]:

Có thể yêu cầu sử dụng webcam [tham khảo]:

Nhấp nút Save and display hoàn tất tạo hoạt động Quiz:

Nhấp nút Edit quiz để tạo câu hỏi:

Nhấp nút Add > a new question và thêm câu hỏi dạng Essay:

Nhập tên bài thi, nội dung đề thi và điểm:

Thiết lập hình thức làm bài:

  • Người thi có thể nhập bài làm trực tiếp vào cửa sổ soạn thảo

Yêu cầu nộp bài làm dưới dạng tệp tin:

  • Cho phép đính kèm các tệp tin
  • Chỉ định loại tệp tin được nộp phân cách bằng dấu phẩy, ví dụ: .docx, .pdf, .xlsx, .jpeg, .mp4...
  • Dung lượng tối đa của các tệp tin nộp: mặc định là 20MB.

Nhấp nút Save changes hoàn tất tạo câu hỏi:

Chú ý điểm của câu hỏi Essay phải bằng với điểm của bài thi

Người thi truy cập hoạt động trong trang lớp học và thực hiện bài thi:

Giao diện cửa sổ làm bài:

Người thi làm bài thi và tải tệp tin kết quả theo yêu cầu:

Người thi nộp bài khi làm xong:

  • Tùy theo thiết lập cách thực nộp bài của Teacher, bài thị được tự động nộp khi hết giờ.

Người thi nộp bài thành công:

Teacher truy cập hoạt động thi đã diễn ra:

Teacher duyệt danh sách bài nộp:

Teacher duyệt và chấm điểm cho từng bài thi:

Teacher có thể tải về tệp tin bảng điểm:

Student truy cập hoạt động Quiz trong trang lớp học và xem điểm đã được chấm 

Tham khảo chi tiết: Quiz Settings

Tham khảo chi tiết: Quiz Reports

Tác giả: : Admin
Cập nhật lần cuối: 2021-12-17 21:30